CÁCH SỬA CHỮA VẾT NỨT BÊ TÔNG

0902 494 151

CÁCH SỬA CHỮA VẾT NỨT BÊ TÔNG

CÁCH SỬA CHỮA VẾT NỨT BÊ TÔNG

1. Vết nứt bê tông.

      Nhiều công trình xây dựng sau thời gian đưa vào sử dụng thường xuất hiện các vết nứt trên tường, trần bê tông. Vết nứt xuất hiện ngang, dọc không theo phương nào. Điều này làm cho nhiều gia đình hoang mang, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Những vết nứt nếu không được xử lý kịp thời làm cho vết nứt ngày càng rộng nếu để vết nứt thấm nước lâu ngày làm cốt thép bị ăn mòn giảm tuổi thọ công trình, và khả năng chịu lực của sàn bê tông.

xử lý nứt sàn bê tông

2. Hiện tượng nứt bê tông.

     Hiện tượng nứt bê tông có kết cấu bê tông như : sàn nhà , tường tầng hầm, đập thủy điện (bê tông RCC) , cầu cảng. Và hiện tượng này cũng gây tâm lý không an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là những người chưa am hiểu về vết nứt bê tông.

3. Keo xử lý vết nứt sàn bê tông.

     Phương pháp sửa chữa vết nứt tiên tiến hiện nay là bơm keo epoxy như : TCK-1400, SL-1400, TCK-E500, Sika 752, E500... vào trong vết nứt. Ưu điểm các loại Epoxy này đều có độ nhớt thấp nên dễ thấm sâu vào bên trong vết nứt và có tác dụng tăng cường khả năng chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông và ngăn chặn sự thấm nước. Tại những vị trí đã xử lý nứt chất lượng bê tông tốt hơn bê tông ở những vị trí khác.

     Trước khi thi công cần khảo sát hiện trạng, đánh giá và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp. Việc xử lý vết nứt cần xem sét các yếu tố như : chiều rộng, chiều sâu vết nứt , thiết bị và loại keo Epoxy thi công…

4. Nguyên nhân nứt bê tông

Có 5 loại nứt chính:

  • Các vết nứt do uốn ở dầm/sàn BTCT thường hay BTCT ứng lực trước.

  • Các vết nứt xiên do uốn - cắt.
  • Các vết nứt tách dọc theo cốt thép chủ ở dầm hay tại các vùng neo ở kết cấu.

  • Các vết nứt do co ngót (giảm thể tích) nhiệt độ.
  • Các vết nứt do lún gây ra.

Thông thường phân loại vết nứt như sau:

Theo nguyên nhân xuất hiện:

-  Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.

-  Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.

-  Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.

-  Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác...

Theo mức độ nguy hiểm:

-  Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)

-  Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).

-  Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

-  Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

5. Cách xử lý vết nứt sàn bê tông

  • Bề mặt của vết nứt, nơi cần được bơm keo Epoxy để sửa chữa cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng máy mài hoặc bàn chà sắt.

  • Làm sạch bụi bẩn, đất bám trên bề mặt vết nứt làm rộng bề mặt vết nứt. Tạo điều kiện cho công tác bơm keo vào bên trong vết nứt.
  • Gắn tấm định vị vào các vị trí đã xác định trước đó, khoảng cách giữa các tấm định vị khoảng 20- 25cm tuỳ theo độ rộng của vết nứt. Cần phải bảo đảm chắc chắn rằng tấm định vị đã được gắn giữa vết nứt.
  • Keo epoxy TCK E500 gồm hai thành phần theo tỉ lệ phối trộn A/B là 2/1

  • Đưa keo vào bên trong xylanh.
  • Dùng xylanh đã có keo đặt vào các tấm định vị.
  • Dùng dây thun cao su độ dày lớn từ 3-5mm gắn vào các xy lanh đã được đặt vào tấm định vị. Để lực ép của dây thun đẩy keo vào bên trong vết nứt.
  • Gỡ bỏ tấm định vị mài hoàn thiện bề mặt.

xử lý nứt nền nhà xưởng

Các tin khác