CÁCH CHỐNG THẤM SÀN MÁI HIỆU QUẢ
Chống thấm sàn mái.
Sàn mái hoặc sân thượng bê tông là nơi chịu tác động lớn từ thời tiết, khí hậu. Do là sàn trên cùng nên tiếp xúc trực tiếp với mưa và nắng tự nhiên. Nên hiện tượng thấm dột sàn mái diễn ra khá phổ biến, tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên, không những ảnh hưởng đến mỹ quan ngôi nhà và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như ẩm móc, ố vàng, bong tróc,.. mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình làm thép trong bê tông nhanh bị ăn mòn, làm hư hệ thống âm như điện, nước… làm công trình nhanh xuống cấp và giảm tuổi thọ các công trình.
Chính vì vậy, chống thấm sàn mái là yêu cầu cần thiết đặt ra của bất kỳ công trình thi công nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thọ công trình.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thấm sàn mái.
- Độ đặc chắc, rỗng ảnh hưởng chất lượng của bê tông.
-
Thời tiết khắc nghiệt nắng mưa liên tục cũng dẫn đến hiện tượng xuất hiện vết nứt sàn mái.
- Không tiến hành chống thấm khi xây dựng mới hoặc xem nhẹ công tác chống thấm sàn mái bê tông.
-
Sử dụng vật liệu phụ gia chống thấm sàn mái không phù hợp làm vật liệu nhanh lão hoá.
- Các khe nối giữa bê tông cũ và bê tông mới chưa được xử lý triệt để.
-
Tạo độ dốc sàn mái và hệ thống thoát nước sàn mái chưa hợp lý dẫn đến nước mưa bị động hoặc thoát chậm, lâu ngày trên mặt sàn dẫn đến thấm dột.
- Hệ số giãn nở khác nhau giữa hai vật liệu là bê tông sàn mái và tường gạch xây bao quanh sẽ gây nên nứt dẫn đến thấm nước.
Vật liệu chống thấm sàn mái hiệu quả.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vật liệu chống thấm sàn mái và các phương pháp thi công chống thấm sàn mái khác nhau. Thi công chống thấm sàn mái hiện nay được biết đến với 03 biện pháp chống thấm cơ bản như:
1. Chống thấm dùng màng bitum khò nóng.
2. Màng bitum tự dính.
3. Dùng chất chống thấm các loại như:
- Chống thấm gốc xi măng.
- Chống thấm gốc acrylic.
- Chống thấm gốc Polyurethane.
Thi công chống thấm sàn mái hiệu quả.
Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công chống thấm.
- Tất cả bê tông yếu và không đặc chắc phải bị loại bỏ và sửa chữa để tạo phẳng bề mặt.
- Cường độ nén bề mặt tối thiểu 25Mpa, cường độ bám dính tối thiểu 1,5 Mpa. Kết cấu bê tông mới cần phải khô ít nhất 28 ngày.
- Lớp chống thấm cũ, dầu, chất hữu cơ phải được loại bỏ bằng máy mài.
- Bề mặt bê tông cần phải sạch sẽ, khô, không nhiễm bụi bẩn, dầu nhớt hoặc các thành phần bong tróc khác và phải khô trước khi thi công chống thấm.
- Bơm keo epoxy tck E500, TCK-E206, SL 1400, Sika 752,.. xử lý vết nứt sàn.
- Vạt góc, nên dùng vữa Sika Latex làm lớp vữa tạo dốc các vị trí góc.
Một số biện pháp thi công chống thấm sàn mái đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
1.Biện pháp thi công chống thấm sàn mái dùng màng bitum khò nóng.
Quy trình thi công:
Quét lớp lót Primer (gốc dung môi hoặc gốc nước)
Dùng ru lô sơn để thi công lớp lót lên toàn bề mặt. Lăn dàn mỏng và đều bao phủ kín bề mặt sàn mái bê tông.
Sau khi sơn lót khô khoảng 06 giờ, tiến hành chống thấm bằng màng bitum khò nóng.
Dán màng chống thấm: Sử dụng đèn khò gas lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt màng bitum, bề mặt tấm bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm, đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt sàn thi công. Dán phần màng bitum đã khò nóng vào mặt sàn. Thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Tránh trường hợp khò quá nóng dẫn đến màng nóng chảy, thủng màng.
Xử lý chống thấm cổ ống. Chân tường dán lên tối thiểu 20 cm.
Sau khi thi công xong cán vữa bảo vệ để bảo vệ lớp màng chống thấm.
2. Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bằng màng bitum tự dính.
Quy trình thi công:
Dùng ru lô lăn lớp lót đều và bao phủ kín bề mặt sàn mái bê tông cần chống thấm gốc dung môi hoặc gốc nước. Sau khoảng 06 giờ sơn lót đã khô, tiến hành dán màng chống thấm bitum tự dính.
Trải cuộn màng tự dính Sika, Lemax… theo đúng chiều dài yêu cầu và cắt màng theo kích thước mong muốn.
Bóc lớp giấy lót bên dưới màng và dán màng chống thấm lên diện tích chống thấm, vị trí chồng mí tối thiểu 10cm.
Cán vữa bảo vệ lớp màng chống thấm sau khi thi công xong.
3. Biện pháp thi công chống thấm dùng hoá chất chống thấm.
a. Qui trình thi công vật liệu chống thấm gốc xi măng.
Chuẩn bị bề mặt thật kỹ trước khi thi công chống thấm sàn mái.
Chống thấm bằng vữa gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần như Sikatop Seal 107, Masterseal 540, QUICSEAL 104S, QUICSEAL 144,..
Sản phẩm được thi công lên bề mặt vữa và bê tông để ngăn sự thấm nước.
Cho hơi nước thoát qua. Cho phép bề mặt thở, tránh được ứng suất do áp lực hơi.
Thi công quét chống thấm: Trộn toàn bộ hai thành phần với nhau sẽ tạo thành một loại hồ sệt đồng màu.
Dùng cọ hoặc máy phun thi công lớp thứ nhất khi bề mặt đang còn ẩm, có thể tưới nước khi bề mặt quá khô. Để cho sản phẩm đông cứng lại 4 - 8 giờ trước khi thi công lớp thứ hai. Nếu lớp thứ hai được thi công sau 12 giờ hoặc trễ hơn, phải làm ướt lớp thứ nhất bằng cách phun nước nhẹ.
Độ dày màng chống thấm khoảng từ 1-2mm cho bề mặt thẳng đứng trần, và 2–3mm cho các bề mặt nằm ngang, thi công làm 2 lớp.
Để tránh tình trạng lỗ mọt thì nên thi công lớp thứ hai vuông góc với hướng của lớp thứ nhất.
Cần bảo vệ màng không bị hư hỏng trong quá trình đóng rắn và trong quá trình cán vữa bảo vệ.
b. Qui trình thi công Chất chống thấm đàn hồi một thành phần gốc Acrylic
Chống thấm gốc Acrylic như: QuicSeal 103, Pentens T200, Neomax A108, Conmik acrylic,... sơn chống thấm và che phủ bảo vệ đàn hồi, một thành phần, gốc Acrylic. Lớp chống thấm sau khi khô tạo thành một lớp phủ rắn, linh hoạt và bền vững có khả năng kháng lại tia UV và chống lại các tác động của thời tiết. Lớp chống thấm gốc Acrylic còn được sử dụng cho các kết cấu bê tông lộ thiên. Sản phẩm có khả năng bám dính tuyệt với hầu hết bề mặt.
Thi công
Khuấy đều thùng sơn trước khi thi công nhằm loại bỏ cặn lắng dưới đáy thùng. Có thể được thi công bằng con lu sơn hoặc máy phun. Sản phẩm được pha loãng với khoảng 5% nước để giảm độ nhớt của lớp chống thấm.
Thi công phun 02 lớp chống thấm với mật độ định mức bao phủ 0,5-1 lít / m² / lớp.
Lớp thứ hai được thi công theo hướng vuông góc với lớp thứ nhất với cùng mật độ bao phủ khi lớp thứ nhất đã khô hoàn toàn.
Lớp chống thấm được bảo dưỡng trong vòng 72 giờ.
c. Qui trình thi công Chất chống thấm đàn hồi một thành phần gốc nhựa Polyurethane.
Chống thấm gốc Polyurethane như: MARISEAL 270, MARISEAL 250, MARISEAL 300, Sikalastic-632R, Maxbond 328E, NEOMAX 201,…Thi công nguội, đông cứng nhờ phản ứng với độ ẩm không khí. Sau khi thi công tạo màng liên tục, không mối nối, là giải pháp chống thấm bền lâu cho sàn mái ngoài trời.
Thi công dễ dàng bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun chuyên dụng.
Có các tính chất cơ lý tuyệt vời như độ bền kéo và độ giãn dài cao.
Khả năng bám dính tốt hầu hết với bề mặt bê tông, vữa xây, gạch, nhưa PVC, ván ép và bề mặt kim loại.
Khả năng chống chịu được các vết nứt của nền tuyệt vời.
Bề mặt chống thấm có thể được ứng dụng cho mặt nền đi lại.
Kháng thuốc tẩy, dầu, nước biển và hóa chất dân dụng.
Tạo ra khả năng bề mặt có thể thoát hơi.
Tính năng chống thấm hoàn hảo.
Thi công:
Bằng cọ, con lăn hoặc bằng máy phun: thi công 02 lớp, thi công lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất đã khô hoàn toàn.
Công ty TNHH Tân Phú Khánh đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thi công: Chống thấm, xử lý vết nứt bê tông, đánh bóng bê tông, sơn epoxy... các công trình dân dụng và công nghiệp và hóa chất xây dựng chuyên ngành. Thông tin chi tiết vui lòng gọi: 0902 494 151